Điều kiện và chi phí du học Hà Lan 2022

5/5 - (1 bình chọn)

Du học Hà Lan được nhiều sinh viên quốc tế lựa chọn, vì có nền giáo dục tiên tiến hàng đầu Châu Âu. Có đến 12/19 trường đại học, nằm trong top 100 các trường chất lượng số 1 thế giới.

Nhiều sinh viên đánh giá du học Hà Lan không khó để xin được học bổng giá trị cao. Cùng với hệ thống giáo dục tuyệt vời, là người dân nơi đây rất thân thiện, cuộc sống nên thơ và cực kỳ an ninh. Đã thu hút hàng ngàn du học sinh mỗi năm, riêng Việt Nam trung bình có hơn 500 sinh viên đến Hà Lan học tập. 

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn du học Hà Lan. Chúng tôi chia sẻ chi tiết điều kiện xin visa, trình độ học vấn, học phí, chi phí sinh hoạt,…khi du học Hà Lan cho các bạn có tham khảo và chuẩn bị hồ sơ tốt nhất.

1. Vì sao nên du học Hà Lan?

1.1. Hà Lan có nền giáo dục chất lượng và thực tiễn

Tại các trường đại học Hà Lan ưu tiên các phương pháp giảng dạy mang tính thực tiễn cao. Trường có mối liên kết sâu sắc với các doanh nghiệp lớn trong nước. Nên dễ dàng giúp các sinh viên thực tập và tham khảo các mô hình sản xuất, kinh doanh thực tế.

1.2. Tốt nghiệp sẽ làm việc 1 năm

Với chính sách mới, chính phủ Hà Lan cho phép các sinh viên quốc tế ở lại Hà Lan làm việc 1 năm sau khi tốt nghiệp. Chương trình này gọi là “1 năm định hướng”, để các sinh viên được làm việc tự do không cần xin giấy phép lao động.

1.3. Chương trình học bổng hấp dẫn

Các học bổng chủ yếu do các trường đại học kết hợp với chính phủ Hà Lan cấp. Giá trị các học bổng tùy vào trường và ngành học. 

Sinh viên có thể nộp đơn xin học bổng phổ biến như: 

Loại học bổng Giá trị

Đối tượng

Cử nhân đại học
Orange Tulip 12.000 Euro Sinh viên quốc tế, có Việt Nam
HAN Holland 13.000 Euro Sinh viên ngoài khối EU/EEA
Honors 8.000 Euro Sinh viên ngoài khối EU/EEA chưa nhận học bổng lần nào.
Chương trình Thạc sĩ
Orange Tulip 5.500 Euro Sinh viên quốc tế, có Việt Nam
HAN Holland 6.000 Euro Sinh viên ngoài khối EU/EEA
Honors 3.000 Euro Sinh viên ngoài khối EU/EEA chưa nhận học bổng lần nào.

Yêu cầu khi nộp đơn xin học bổng du học Hà Lan:

  • Sinh viên quốc tế mới đến Hà Lan du học.
  • Sinh viên có chứng chỉ tiếng Anh IELTS 6.5 hoặc TOEFL iBT 90 trở lên.

>>Tư vấn du học Mỹ

du học hà lan

2. Du học Hà Lan – Điều kiện tiếng Anh

Tại Hà Lan sử dụng hai ngôn ngữ chính là Hà Lan và tiếng Anh. Tuy nhiên, 93% người dân và các trường giảng dạy bằng tiếng Anh. Hà Lan được xếp là quốc gia nói tiếng Anh thứ 2 thế giới, chỉ sau Anh Quốc.

  • Khóa học dự bị đại học: Chứng chỉ IELTS thấp nhất từ 5.0 và TOEFL từ 55 trở lên.
  • Chương trình bậc Đại học: Chứng chỉ IELTS thấp nhất từ 6.0 và chứng chỉ TOEFL từ 75 trở lên.
  • Chương trình dự bị Thạc sĩ: Chứng chỉ IELTS thấp nhất 5.5 và chứng chỉ TOEFL từ 68 trở lên.
  • Chương trình bậc Cao học: Chứng chỉ IELTS thấp nhất 6.5 và chứng chỉ TOEFL từ 80 trở lên.
  • Chương trình bậc Tiến sĩ: Chứng chỉ IELTS thấp nhất 6.5 và chứng chỉ TOEFL từ 85 trở lên.

Nếu các bạn có chứng chỉ IELTS chưa đạt điểm yêu cầu. Thì có thể tham gia các khóa học tiếng Anh trước khi chính thức nhập học. Thông thường, khóa học kéo dài từ 6 – 12 tháng tùy trình độ được kiểm tra đầu vào của mỗi sinh viên.

Việc tham gia khóa tiếng Anh cũng giảm điểm chứng chỉ IELTS cho bạn. Ví dụ, yêu cầu IELTS của bậc đại học là 6.0. Thì khi học khóa tiếng Anh tại Hà Lan, điểm sẽ hạ xuống còn 5.0 – 5.5 (tùy theo trường bạn đăng ký). 

3. Du học Hà Lan – Điều kiện học lực

3.1. Yêu cầu học lực không có học bổng:

Yêu cầu về năng lực học tập của sinh viên khi du học Hà Lan. Còn phụ thuộc vào trường và bậc học bạn đăng ký. Nhưng theo như kinh nghiệm của chúng tôi thấy rằng, du học Hà Lan không đòi hỏi quá cao về học lực, cụ thể như sau:

  • Chương trình dự bị đại học: Chỉ cần tốt nghiệp THPT, có học lực khá với điểm GPA từ 6.5 là đạt.
  • Chương trình bậc đại học: Yêu cầu tốt nghiệp THPT học lực khá và điểm trung bình từ 7.0 trở lên. Hoặc bạn đang học hệ cao đẳng và đại học ở Việt Nam (có giấy xác nhận, bảng điểm từ trường nếu chưa bằng tốt nghiệp).
  • Chương trình bậc cao học: Yêu cầu tốt nghiệp đại học loại khá và điểm GPA từ 7.0 là đạt.
  • Chương trình học Tiến sĩ: Tốt nghiệp thạc sĩ đúng chuyên ngành có GPA từ 7.5 trở lên.

3.2. Yêu cầu học lực có học bổng:

Nếu các bạn muốn xin học bổng du học Hà Lan, thì cần đạt các yêu cầu về học lực như sau:

  • Bằng tốt nghiệp THPT/Đại học hoặc giấy dự kiến tốt nghiệp (nếu chưa cấp bằng kịp thời). Các văn bằng khen thưởng nếu có.
  • Nếu xin học bổng vào trường chuyên nghiên cứu thì phải đạt GPA 8.0 trở lên. Còn các trường khoa học ứng dụng là từ 7.8 trở lên. 
  • Thư giới thiệu từ trường hoặc giáo viên giảng dạy.
  • Thư trình bày hoặc video clip giới thiệu bản thân, học lực, nguyện vọng du học Hà Lan.
  •  Chứng chỉ IELTS đạt từ 7.0 trở lên.
  • Các chứng chỉ GMAT/GRE tùy ngành yêu cầu đối với bậc Cao học.
  • CV quá trình làm việc (bậc Thạc sĩ).

du học hà lan

4. Điều kiện chứng minh tài chính du học Hà Lan:

Chúng tôi tóm tắt các yêu cầu chứng minh tài chính ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Để các bạn và gia đình tham khảo chuẩn bị hồ sơ du học Hà Lan được tốt nhất:

  • Cần mở sổ tiết kiệm trong ngân hàng có số dư tối thiểu là 11.000 EUR, thời hạn gửi phải từ 6 tháng.
  • Sinh viên cần đóng trước học phí 1 năm đầu tiên là 6.000 EUR – 13.000 EUR (tùy trường) và chi phí sinh hoạt là khoảng 9.500 EUR. 
  • Nếu du học sinh không có nhu cầu ăn ở ký túc xá của trường. Sau khi qua Hà Lan nhập học, trường sẽ khấu trừ lại chi phí 9.500 EUR vào tài khoản đã chuyển lúc đầu.

Các lưu ý khi chứng minh tài chính du học Hà Lan:

  • Trường đại học nơi bạn đăng ký học, sẽ xác nhận các khoản tài chính bạn chứng minh đã hợp lệ hay chưa.
  • Trường sẽ gửi form thông tin để sinh viên ký kết, sau đó sẽ gửi bản (scan) qua email cho trường.
  • Kết quả xin visa du học Hà Lan thường sẽ có sau 4 – 5 tuần kể từ ngày nộp hồ sơ.
  • Sinh viên đi nhập visa du học cần đem theo các giấy tờ bản gốc như: CMND/CCCD, thư nhập học, các chứng từ đã chuyển khoản học phí, xác nhận đã đặt vé máy bay đến Hà Lan.

5. Học phí du học Hà Lan

Như đã chia sẻ bên trên, có đến 80% học sinh và sinh viên đến du học Hà Lan đều xin được học bổng dù ít hay nhiều. Du học sinh Việt Nam cũng không ngoại lệ. Các bạn có thể nộp hồ sơ xin học bổng, nếu thỏa mãn các điều kiện học lực và tiếng Anh. Nhằm giảm bớt áp lực học phí cho gia đình mình.

Trung bình mức học phí và sinh hoạt phí tại Hà Lan của một sinh viên quốc tế là khoảng 450 – 500 triệu đồng.  Chi tiết như sau:

5.1. Các trường chuyên ngành nghiên cứu:

  • Cử nhân đại học: 6.800 – 15.000/ năm (từ 3-5 năm)
  • Bậc cao học : 7,500 – 28,000/ năm ( từ 1,5 – 2 năm)

5.2. Các trường khoa học ứng dụng:

  • Cử nhân đại học: 7.500 – 17.000/ năm (từ 2 – 4 năm)
  • Bậc cao học : 7.000 – 20.000/ năm ( từ 1,5 – 2 năm)

Đây là mức học phí chưa bao gồm học bổng. Có những sinh viên giỏi, đã xin được học bổng giá trị cao chỉ còn khoảng 3.000 EUR/năm. Thậm chí, là đạt học bổng 100% nên miễn hoàn toàn học phí. 

Trong suốt quá trình du học Hà Lan, nhiều sinh viên Việt Nam xuất sắc đã “rinh” nhiều học bổng giá trị của các học kỳ. Nên đã hỗ trợ được rất nhiều phần sinh hoạt phí cho gia đình.

fix pexels photo 3178798

6. Chi phí sinh hoạt du học Hà Lan:

6.1. Chi phí thuê nhà, ăn uống:

Các chi phí mà sinh viên phải trả hàng ngày như: Thuê nhà, ăn uống, phương tiện giao thông, sách tài liệu, mua sắm, vui chơi giải trí và bảo hiểm,… 

Trung bình sinh hoạt phí ở các thành phố lớn tại Hà Lan:

  • Thành phố Enschede:  650 – 900 EUR/tháng
  • Thành phố Eindhoven: 800 – 1.300 EUR/tháng
  • Thành phố Amsterdam: 1.200 – 1.700 EUR/tháng
  • Thành phố Delft: 760 – 1,500 EUR/tháng
  • Thành phố Rotterdam: 760 – 1,200 EUR/tháng

6.2. Phương tiện giao thông

Sinh viên có thể di chuyển đến trường học, đi lại trong thành phố bằng các phương tiện công cộng như: xe bus, tàu điện ngầm, với mức phí trung bình khoảng 40 Eur/tháng.

Tuy nhiên, tại Hà Lan người dân yêu thích việc đi lại bằng xe đạp vừa thuận tiện vừa tiết kiệm chi phí. Nếu học tập lâu dài tại Hà Lan, bạn cũng nên đầu tư 1 chiếc xe đạp để có thể dễ dàng đi học, đi chợ, mua sắm,…

6.3. Đi làm thêm tại Hà Lan

Ở Hà Lan sẽ cho phép cho sinh viên quốc tế làm thêm bán thời gian sau giờ học. Sau khi du học từ 1-2 năm, bạn có thể đi làm thêm không quá 20 giờ/tuần và toàn thời gian cho cả kỳ nghỉ Hè.

Trung tâm việc làm sẽ cấp giấy phép, ngay khi bạn tìm được một công việc. Tuy là làm bán thời gian, nhưng bạn cũng phải đóng thuế đầy đủ.

Một số công việc phổ biến mà du học sinh Việt Nam làm khi du học Hà Lan

  • Phục vụ quán ăn, nhà hàng.
  • Dọn phòng khách sạn.
  • Nhân viên bán hàng trong siêu thị, cửa hàng tiện lợi.
  • Hỗ trợ chăm sóc người già,….

Mức lương sinh viên nhận được là khoảng 8 – 12 Eur/giờ. Có nhiều bạn chăm chỉ đi làm hàng ngày, nên đã “cover” được hầu hết chi phí sinh hoạt mỗi tháng.

Theo kinh nghiệm các du học sinh khác chia sẻ, làm thêm không chỉ giúp bạn trang trải chi phí. Mà còn đem đến nhiều cơ hội giao lưu, học tập và hòa nhập cộng đồng Hà Lan tốt hơn.

du học úc

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status