Khoa học xã hội và nhân văn gồm những ngành nào?

4/5 - (2 bình chọn)

Khoa học xã hội và nhân văn gồm những ngành nào các bạn có biết? Một ngành học đã từng rất phát triển và được nhiều bạn sinh viên lựa chọn. Tuy nhiên gần đây đã không còn giữ được vị thế của nó khi bị các ngành học mới dần thay thế. Cùng Duhoconline.net khám phá về ngành học này ở nội dung bài viết dưới đây nhé. 

1. Khái niệm Khoa học xã hội và nhân văn 

Khoa học xã hội và nhân văn là một lĩnh vực rất rộng lớn trong đó có nhiều ngành khác nhau. Trong đó với các môn khoa học nghiên cứu về con người là chủ yếu. Nhân văn hay còn gọi là nhân học, là các ngành học nghiên cứu về con người, sử dụng các phương pháp chủ yếu là phân tích, lập luận, hoặc suy đoán.

Con người sẽ là đối tượng chính trong công tác nghiên cứu và học tập của ngành này. Khác với những cách tiếp cận của ngành khoa học tự nhiên thì đây là ngành nghiên cứu về khoa học xã hội. Đó là những điều các bạn cần biết trước khi khám phá khoa học xã hội và nhân văn gồm những ngành nào. 

Khoa học xã hội và nhân văn là lĩnh vực rộng lớn (ảnh: internet)
Khoa học xã hội và nhân văn là lĩnh vực rộng lớn (ảnh: internet)

2. Khoa học xã hội và nhân văn gồm những ngành nào

Một câu hỏi nhiều bạn thắc mắc và chúng tôi sẽ trả lời cụ thể ngay sau đây. Khoa học xã hội nhân văn sẽ gồm các ngành: 

  • Ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài
  • Tâm lý học
  • Kinh tế học
  • Khoa học chính trị
  • Xã hội học và con người
  • Nghiên cứu văn hóa Việt Nam 
  • Địa lý học
  • Nhân văn Lịch sử, nhân văn triết học 

3. Cơ hội việc làm cao của khoa học xã hội nhân văn

Khoa học xã hội nhân văn từng là ngành học được rất nhiều bạn tham gia thi khối C yêu thích. Đây là ngành học lấy điểm rất cao và các bạn thực sự học rất giỏi mới có thể theo học. Nhưng theo thời gian, ngành học này ngày càng giảm sút sự quan trọng của nó. Tuy nhiên với các công việc dưới đây thì các bạn vẫn có thể tham khảo nếu có đam mê với ngành học này. Một lĩnh vực vẫn rất quan trọng và không thể thiếu trong đời sống: 

3.1. Báo chí – truyền thông 

Ngày nay khi công nghệ phát triển nhu cầu về thông tin của con người có sự thay đổi chỉ trong cách tìm kiếm mà thôi. Còn thông tin của ngành báo chí và truyền thông vẫn luôn rất quan trọng. Học khoa học xã hội nhân văn và theo học báo chí, truyền thông vẫn là lựa chọn sáng suốt. 

Thống kê cho thấy số lượng tòa soạn, cơ quan báo chí trang tin điện tử ngày nay mở rộng hơn rất nhiều. Cơ hội việc làm trong ngành này của các bạn vì thế cũng mở rộng hơn. Các công ty, đơn vị và tổ chức đều muốn đẩy mạnh vào truyền thông nội bộ. Vì thế nhu cầu nhân lực không bao giờ giảm sút. 

3.2. Quan hệ quốc tế

Học ngành khoa học xã hội nhân văn và trở thành cử nhân quan hệ quốc tế cơ hội việc làm của bạn rất rộng mở. Từ các cơ quan của bộ ngoại giao cho đến đại sứ quán và văn phòng đại diện thương mại,…

Công ty ở nước ngoài, tập đoàn tư nhân của Việt Nam ở nước ngoài,…có rất nhiều vị trí việc làm mà bạn có thể đảm nhận. Nếu học ngành học này, lựa chọn của bạn không chỉ nhiều mà mức lương chắc chắn cũng không hề thấp.  

3.3. Tâm lý học, nghiên cứu về con người 

Cử nhân tâm lý học cũng là ngành học của khoa học xã hội nhân văn. Hiện tại một bác sĩ tâm lý hoặc chuyên gia tâm lý có thể nói là ở đâu cũng có việc làm. Việc làm không chỉ nhiều mà lương cũng rất hấp dẫn. Tại các bệnh viện, trường học, cơ sở tâm lý tư nhân,..ở đâu cũng cần các chuyên gia về tâm lý. Ngành học này hứa hẹn sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa trong tương lai khi người dân có mức sống nâng cao hơn. 

Rất nhiều ngành nghề sinh viên nhân văn có thể theo đuổi (ảnh: internet)
Rất nhiều ngành nghề sinh viên nhân văn có thể theo đuổi (ảnh: internet)

Trở thành nhà nghiên cứu lịch sử, chính trị trong nước, thế giới, phân tích kinh tế,…Có rất nhiều công việc mà lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn tiếp cận được. Các bạn có thể tự tin với cơ hội việc làm của ngành này sau khi ra trường. Chỉ cần các bạn có đam mê với nó thì chắc chắn cơ hội của ngành học vẫn ở phía trước. 

4. Khoa học xã hội và nhân văn trong sự nghiệp đổi mới 

Khoa học xã hội và nhân văn mang trọng trách nghiên cứu  quy luật hình thành và phát triển của xã hội và con người. Vì thế có thể nói khoa học xã hội và nhân văn đóng vai trò rất lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế và đổi mới của nước ta. Trong công cuộc đổi mới đất nước đóng góp của ngành khoa học xã hội và nhân văn được nhà nước đánh giá rất cao. Đặc biệt tại đại hội XIII của Đảng vừa qua thì văn hóa đã được xếp và yếu tố cần phải giữ vững và phát triển mạnh trong tương lai. 

Sự gắn bó giữa phát triển kinh tế xã hội với khoa học xã hội và nhân văn là không thể tách rời. Thời kỳ phát triển đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá như hiện nay vừa là cơ hội vừa là thách thức rất lớn đối với ngành này. Bên cạnh những thuận lợi và thời cơ, nước ta đang đứng trước nhiều thách thức mới. Tiêu biểu là khó khăn trong giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc. Để từ đó đảm bảo cho sự phát triển bền vững của quốc gia, dân tộc.

Những sự thay đổi chóng mặt của tình hình trong nước và thế giới nêu trên đang đặt ra hàng loạt vấn đề mới. Từ đó đòi hỏi khoa học xã hội và nhân văn nước ta phải đi sâu nghiên cứu, lý giải có căn cứ khoa học nhằm góp phần phục vụ sự nghiệp đổi mới. 

Bên cạnh đó, dù có đổi mới thì giá trị văn hóa con người Việt Nam vẫn phải giữ vững. Đó là nhiệm vụ của ngành khoa học xã hội và nhân văn phải đảm nhiệm. Dù có du nhập văn hóa mới thì bản sắc dân tộc vẫn phải được giữ. Thuần phong, mỹ tục của người Việt vẫn phải là nền tảng vững chắc để tiếp thu cái mới. 

Vừa đổi mới, hoàn thiện và dần dần nghiên cứu, rút kinh nghiệm trong việc phát triển văn hóa. Khoa học xã hội và nhân văn cần phải đào tạo ra những người có năng lực thực sự để lan tỏa văn hóa sâu rộng hơn. 

Một ngành học đang đang dần tụt hậu, cơ hội việc làm vẫn nhiều nhưng không còn mặn mà. Các bạn có thể cân nhắc để lựa chọn ngành học này trong thời kỳ đất nước đổi mới. Chắc chắn phải là một người hết sức đam mê mới có thể theo học và gắn bó với ngành học này trong tương lai. 

5. Vì sao khoa học xã hội nhân văn không còn được yêu thích? 

Đây là một câu hỏi được khá nhiều người quan tâm và đi tìm câu trả lời. Vì thực tế có thể thấy rằng nguồn nhân lực của ngành khoa học xã hội nhân văn đang tụt hậu so với yêu cầu và so với các ngành khác. Người học đã không còn mặn mà nhiều với ngành học này trong thực tế. Các chuyên gia đánh giá rằng có rất nhiều nguyên nhân giải thích được tình trạng người học quay lưng với khoa học xã hội nhân văn. 

Nhân văn không còn được yêu thích bởi xu thế xã hội (ảnh: internet)
Nhân văn không còn được yêu thích bởi xu thế xã hội (ảnh: internet)

Đặc biệt nhất mà ai cũng nhận ra có thể thấy đây là một ngành học khá trừu tượng. Tính lý thuyết trong việc giảng dạy quá cao không phù hợp với thực tế. Công việc sau khi ra trường của các bạn cử nhân gặp nhiều khó khăn trong thời kỳ đổi mới. Khoa học xã hội và nhân văn hiện tại đã không còn được coi trọng như trước. Các nghề nghiệp liên quan đến ngành này dẫn đến mức lương bị hạ thấp và người học không mặn mà. 

Khoa học xã hội và nhân văn đã không thể theo kịp các ngành kinh tế, kỹ thuật, sinh học và tin học trong thực tế. Đây có thể coi là tình trạng lãng phí nguồn nhân lực mà cần phải khắc phục. 

Có thể nói rằng, lý do chính vẫn là đến từ đầu ra công việc của ngành học này. Một ngành học không còn giữ được chỗ đứng trong sự quan trọng của nền kinh tế. Như vậy các bạn sinh viên sẽ không lựa chọn bởi cơ hội để kiếm tiền của họ không có hoặc bắt buộc phải là trái ngành nghề họ học. 

Bài viết đã đưa ra rất nhiều thông tin liên quan đến ngành khoa học xã hội và nhân văn. Các bạn cũng biết được khoa học xã hội và nhân văn gồm những ngành nào và hiểu hơn về ngành học này. Thực tế và tương lai của ngành học sẽ còn rất nhiều điều cần bàn luận mà các bạn có thể tìm kiếm thêm thông tin. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status