New Zealand là nước nào mà hấp dẫn sinh viên Việt Nam du học?

Rate this post

New Zealand là nước nào mà nhiều sinh viên Việt Nam coi đó là giấc mơ được đặt chân đến? Những đặc điểm nào khiến quốc gia này trở nên hấp dẫn như vậy? Cùng Duhoconline.net khám phá các thông tin về quốc gia này. Để xem lý do New Zealand vì sao lại có sức hút như vậy. 

1. Cùng tìm hiểu xem New Zealand là nước nào?

Để biết New Zealand là nước nào chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu bức tranh toàn cảnh về địa lý, khí hậu, cảnh quan và giáo dục của quốc gia này. Từ đó các bạn sẽ có được câu trả lời chính xác nhất để giải đáp các thắc mắc. New Zealand là một quốc đảo ở Nam Thái Bình Dương. Quốc gia láng giềng và gần nhất của đất nước này chính là Australia. Thế nhưng khoảng cách này cũng bằng khoảng 1.600 km về phía tây bắc.

New Zealand có hai hòn đảo chính là đảo Nam và đảo Bắc. Địa hình được định hình bởi các hoạt động của núi lửa và cho đến hiện tại ở quốc gia này vẫn có núi lửa hoạt động. Địa hình của quốc gia này đa dạng cảnh quan từ núi, hồ, sông và một đường bờ biển dài. Thủ đô của đất nước này là thành phố Wellington và khu đô thị lớn nhất là Auckland. 

Thủ đô của New Zealand là Wellington (ảnh: internet).
Thủ đô của New Zealand là Wellington (ảnh: internet).

New Zealand nổi tiếng với con chim Kiwi mỏ dài và đây cũng là con vật biểu tượng của quốc gia này. Quốc gia này cũng có nhiều hồ băng sâu, thung lũng xanh tươi, vịnh hẹp rực rỡ,…Tạo nên quốc gia du lịch với phong cảnh hữu tình, một vẻ đẹp rất riêng. Đến đây các bạn đã biết New Zealand là nước nào chưa? Cùng chúng tôi tiếp tục khám phá thêm những thông tin về dân cư và kinh tế của quốc gia này. Các bạn sẽ biết được nhiều hơn về quốc gia nằm tại khu vực châu Úc nhiều điều thú vị. 

2. Những thông tin khác để biết New Zealand là nước nào?

2.1. Dân cư ở New Zealand

New Zealand là quốc gia có đa số người gốc Âu là chính. Thiểu số còn lại là người bản địa Maori, còn một số ít hơn đến từ châu Á. Nhưng hiện tại ở quốc gia này nhóm người châu Á đang là nhóm nhân khẩu học phát triển mạnh mẽ nhất. 

Tại quốc gia này, sự khác biệt về dân cư, văn hoá và trình độ của các nhóm người khác nhau. Phản ánh một sự chênh lệch về mức sống trong dân cư khi người da trắng vẫn có mức sống cao nhất. Sự khác biệt đã được rút ngắn nhưng vẫn còn tồn tại rất rõ điều này để chúng ta nhận thấy. 

Dân nhập cư từ Châu Á, Châu Phi và Đông Âu cũng tạo nên nét đặc biệt trong dân cư của New Zealand. Các vấn đề liên quan đến dân tộc, người thiểu số vẫn là vấn đề quan trọng nhất trong chính trị của quốc gia Nam Cực này. 

2.2. Ngôn ngữ 

New Zealand là quốc gia nói tiếng Anh là chính dù tiếng Maori mới là ngôn ngữ chính thức. Nhưng hầu hết người Maori cũng nói tiếng Anh, chỉ có ¼ dân số nói tiếng Maori. 

Các ngôn ngữ không phải tiếng Anh trong hệ thống ngôn ngữ sẽ có thêm tiếng Samoan, tiếng Hindi. Bên cạnh đó có tiếng Quan Thoại cũng được sử dụng. Ngôn ngữ được dạy ở trường học vẫn là tiếng Anh và chỉ một số trường dạy ngôn ngữ chính. 

New Zealand là quốc gia nói tiếng Anh là chính (ảnh: internet).
New Zealand là quốc gia nói tiếng Anh là chính (ảnh: internet).

2.3. Tôn giáo 

New Zealand trên danh nghĩa là quốc gia theo thiên chúa giáo với các giáo phái Anh giáo và La Mã. Những giáo phái tin lành khác và những người Maori chủ yếu theo Cơ đốc giáo. Vì thế có thể nói, dân cư chủ yếu theo cơ đốc giáo và thiên chúa giáo. 

Nhưng còn lại ⅓ dân số lại không theo bất kỳ đảng phái tôn giáo nào. Trong đó Ấn Độ giáo và phật giáo lại ngày càng tăng các tín đồ của mình ở đất nước này. Vì thế có thể đánh giá ở quốc gia này không có tôn giáo chính thống thống. Chỉ biết rằng, ngày lễ chính thức của đất nước vẫn theo Anh giáo là đa số. 

2.4. Kinh tế 

Nền kinh tế New Zealand có thể coi là phát triển nhưng so với toàn cầu thì đây là nền kinh tế có quy mô nhỏ. Mức sống của dân cư New Zealand cũng chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Trước đây, New Zealand từng là quốc gia nằm trong top những nước có mức sống cao nhất thế giới. Nhưng càng về sau, sự phát triển này chậm lại và trở thành nước phát triển chậm trong các nước phát triển. 

Trở ngại trong việc phát triển  kinh tế  của quốc gia này chính là sự tụt hậu của nước Anh. Vì Anh luôn là điểm đến của hàng hoá xuất khẩu New Zealand. Khi Anh gia nhập EU khiến bơ và thịt của New Zealand bị đánh thuế cao hơn và quốc gia này không còn giữ vững đà phát triển như trước. 

Sau này New Zealand có đa dạng hoá xuất khẩu và tìm kiếm các thị trường mới. Việc mở rộng thị trường rượu vang và các sản phẩm giấy cũng giúp cho quốc gia này phát triển trở lại. Thế nhưng để so sánh với các nước khác trên thế giới thì tốc độ đó là chưa đủ. 

2.5. Môi trường văn hoá 

New Zealand có nền văn hoá ảnh hưởng nhiều nhất từ các quốc gia châu Âu và người Maori. Những nhóm dân nhập cư sau này cũng hoà với xu hướng của lối sống người châu Âu. Mặc dù các phong tục truyền thống vẫn được lưu giữ bởi tất cả các tộc người ở quốc gia này. Nhưng lối sống gần như hướng tới sự đổi mới và hoà nhập văn hoá mới. 

Văn hoá của người Maori bị ảnh hưởng nặng nề trong những năm quốc gia này trở thành thuộc địa. Họ vẫn luôn muốn bảo tồn nền văn hoá của riêng họ trước áp lực đồng hoá. Nhưng đến năm 1950 đã có sự phục hưng văn hoá mạnh mẽ với nỗ lực bảo tồn văn hoá truyền thống. 

Tính đến hiện nay, New Zealand vẫn là quốc gia có nền văn hoá đa dạng. Họ vẫn giữ được những nét truyền thống kết hợp với văn hoá du nhập từ bên ngoài. Đó là một xu thế tất yếu và New Zealand vẫn thành công trong việc gìn giữ bản sắc. 

3. Nền giáo dục tại New Zealand 

Khi biết toàn bộ thông tin New Zealand là nước nào thì các bạn sẽ tò mò thêm về giáo dục của quốc gia này. Trước khi quyết định có du học một quốc gia hay không thì nền giáo dục luôn là thông tin quan trọng. Nền giáo dục New Zealand sẽ được miễn phí từ 5 đến 19 tuổi và độ tuổi bắt buộc đi học là từ 6 đến 16. Thực thế thì hầu hết trẻ em ở quốc gia này sẽ vào tiểu học từ 5 tuổi. Tất cả học sinh khi đi học sẽ được nhà nước trợ cấp toàn bộ. 

Bộ giáo dục của quốc gia này cũng hình thành để quản lý nền giáo dục quốc gia. Các hội đồng quản trị mỗi trường được bầu ra hỗ trợ sự kiểm soát ấy hiệu quả hơn. Mỗi bang cũng có một hội đồng giáo dục để hỗ trợ bộ giáo dục quản lý. Một hệ thống hơn 100 trường tiểu học và trung học tư nhân cũng được hình thành ở quốc gia này. Nhưng toàn bộ được điều hành bởi nhà thờ công giáo la mã. Họ sẽ cố gắng đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định để nhận trợ cấp của nhà nước. 

Điểm đặc biệt của giáo dục New Zealand đến từ các ngôi trường đơn giới. Hầu hết các trường tư thục chỉ dành cho một giới nhất định. Đây là một đặc điểm hết sức thú vị của giáo dục quốc gia này. Hệ thống trường đại học của New Zealand với 8 ngôi trường có thể kể tên đó là: Đại học Otago, Dunedin (1869), Đại học Canterbury (1873), Đại học Auckland (1883), và Đại học Victoria của Wellington (1899). 

Giáo dục New Zealand thu hút nhiều du học sinh quốc tế (ảnh: internet).
Giáo dục New Zealand thu hút nhiều du học sinh quốc tế (ảnh: internet).

Ngoài ra hệ thống hơn 20 học viên bách khoa trong đó có Open Polytechnic sẽ đưa đến chương trình giáo dục cấp chứng chỉ. Hình thức đào tạo từ xa sẽ được đề cao ở các trường này. Sinh viên học đại học có thể vay chính phủ chi phí đi học và sau khi ra trường đi làm thì trả nợ. Chính phủ có rất nhiều chương trình trợ cấp học phí cho sinh viên với các khoản tài trợ trực tiếp.  

Đầu vào của các trường đại học hiện nay được mở rộng để thu hút sinh viên, đặc biệt là với sinh viên quốc tế. Việc nhập học hiện nay tại các trường học cũng dựa trên trình độ khi tốt nghiệp trung học. Nền giáo dục của quốc gia này luôn được chú trọng rất mạnh mẽ. Đặc biệt là các trường đại học và học viện nghiên cứu. Vì theo thông tin chính phủ đưa ra thì ⅓ chi phí ngân sách cho giáo dục được dùng cho các trường đại học và học viện. 

Như vậy, bài viết đã giúp các bạn tìm hiểu được thông tin New Zealand là nước nào? New Zealand là một quốc gia vì sao được sinh viên Việt Nam du học nhiều. Hy vọng những thông tin này đủ để hỗ trợ các bạn sinh viên đưa ra được quyết định về tương lai của bản thân. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status