Ngành khoa học dữ liệu – Ngành học nên lựa chọn của thế kỷ 21 

Rate this post

Ngành khoa học dữ liệu phát triển trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 cực kỳ quan trọng. Trí tuệ nhân tạo cũng có những mối liên quan nhất định đến khoa học dữ liệu. Xu hướng đó tạo cho ngành học này sức hút rất lớn và được nhiều người quan tâm. Nhưng có nhiều bạn chưa hiểu hết về ngành học này để lựa chọn nó cho tương lai. Bài viết của Duhoconline.net sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc liên quan đến khoa học dữ liệu. 

1. Tìm hiểu khái niệm ngành khoa học dữ liệu là gì?

Ngành khoa học dữ liệu được hiểu đơn giản là ngành khoa học về việc quản trị và phân tích dữ liệu. Công việc chính là trích xuất các dữ liệu để tìm ra hiểu biết về các vấn đề khác nhau trong cuộc sống. Cấu trúc của ngành học khoa dữ liệu sẽ có ba công việc chính các bạn cần nắm được đó là tạo ra dữ liệu và quản trị dữ liệu, việc phân tích dữ liệu và việc chuyển kết quả phân tích dữ liệu thành giá trị hành động. 

Ngành khoa học dữ liệu được hiểu đơn giản là ngành khoa học về việc quản trị và phân tích dữ liệu (ảnh: internet).
Ngành khoa học dữ liệu được hiểu đơn giản là ngành khoa học về việc quản trị và phân tích dữ liệu (ảnh: internet).

Việc phân tích dữ liệu sẽ dựa vào các nguồn tri thức khác nhau có liên quan đến nhiều ngành. Trong đó ngành toán học, thống kê, công nghệ thông tin, và tri thức trong các ứng dụng cụ thể. Nhiều hình thức thí nghiệm trong cuộc sống, ngành khoa học dữ liệu sẽ yêu cầu các bạn thực hiện quan sát và đặt câu hỏi để hình thành các giả thuyết giúp giải quyết vấn đề một cách tốt nhất. 

Ngành khoa học dữ liệu cũng cần tạo ra bài kiểm tra từ đó phân tích kết quả và đưa ra khuyến nghị. Vì thế mục đích chính của ngành khoa học dữ liệu giúp biến đổi dữ liệu chưa qua xử lý thành các dữ liệu có giá trị. Từ đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vận hành và tăng hiệu quả công việc. 

Lĩnh vực chính ngành khoa học dữ liệu có liên quan gồm: Khai thác dữ liệu (Data mining), ngành thống kê (Statistic), máy móc học (Machine learning), và Lập trình (Programming),…

2. Thế giới nói gì về ngành khoa học dữ liệu? 

Trong bộ tứ ngành quan trọng nhất thế giới của thế kỷ 21 có ngành khoa học dữ liệu. Một ngành có số lượng nhân lực tham gia còn ít ỏi và thuộc ngành thiếu nhiều nhân lực nhất thế giới. Ở Mỹ theo một thống kê không chính thức thì con số 1.8 triệu vị trí việc làm đang cần lao động của riêng ngành này. Ở Đông Nam Á, nhiều quốc gia đang phát triển cũng ráo riết phát triển để thu hút nhân lực trình độ cao phù hợp với ngành. 

Ngành khoa học dữ liệu (Data Science) được tạp chí Harvard Business Review gọi với cái tên ngành nghề của thể ký 21. Một từ khoá nóng trên mọi trang tìm kiếm hiện nay. 

Ngành khoa học dữ liệu luôn trong top những ngành nghề tốt nhất thế giới và đứng top 10 ngành có mức lương hấp dẫn nhất. Theo IBM dự báo thì ngành này vối tốc độ tăng trưởng việc làm mỗi năm lên đến 28%. Tổng số việc làm có thể lên đến hàng chục triệu và mức lương khởi điểm khoảng 95,000 đô la Mỹ/ năm.

Thời điểm này, ngành khoa học dữ liệu đã lọt vào top các ngành có sức hấp dẫn nhất với các sinh viên bắt đầu sự nghiệp. Cũng là ngành có mức lương cao nhất cho sinh viên nếu mới ra trường. Toàn thế giới đều đánh giá ngành này sẽ còn bước phát triển nhanh trong tương lai. Với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì chúng ta cũng đang cố gắng bắt kịp với thế giới nhờ những ngành nghề hàm lượng công nghệ cao này. 

3. Học gì để trở thành nhân lực ngành khoa học dữ liệu? 

Để có công việc trong ngành khoa học dữ liệu sinh viên sẽ phải trang bị kiến thức liên quan đến xử lý và phân tích dữ liệu. Trong đó kiến thức chuyên ngành bắt buộc phải vững và hiểu sâu bởi đây là một ngành có tính chuyên môn hoá rất cao. Kiến thức bổ sung cho ngành học cần có như là thông tin về mọi lĩnh vực, kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế và các vấn đề liên quan đến xu hướng công nghệ mới,…

Khi tốt nghiệp ra trường và muốn đi làm, sinh viên cần có kiến thức và kỹ năng giải quyết và phân tích các vấn đề liên quan đến thông tin và ứng dụng kỹ thuật vào phân tích big data. Các vấn đề sinh viên cần biết tiếp theo đó là khả năng giải quyết các vấn đề liên ngành về kinh tế, xã hội. Từ đó có thể nắm bắt xu thế và nhu cầu về nhân lực của ngành. 

Vì thế những môn học liên quan đến công nghệ, dữ liệu và thông tin, kinh tế, tài chính,…đó là những điều sinh viên cần học. Sau khi ra trường đi làm là những kiến thức liên quan đến chuyên ngành và các thông tin về kinh tế, chính trị khác. 

4. Cơ hội cho sinh viên khoa học dữ liệu tương lai 

Nằm trong Top 3 ngành đào tạo tiên phong ở Việt Nam hiện nay, vì thế ngành khoa học dữ liệu chắc chắn là một ngành hot trong nhiều năm tới. Nhiều trường đại học và các học viên đã nghiên cứu và mở ra ngành đào tạo này. Các chuyên gia, giảng viên của ngành này cũng đã được đưa đi tiếp cận nhiều chương trình, hội thảo về ngành này trên thế giới. Có thể tự hào rằng, người Việt Nam đang tiếp cận tốt với một ngành nghề mới và chứa hàm lượng kiến thức cao này. 

Khoa học dữ liệu luôn là ngành nghề hot (ảnh: internet).
Khoa học dữ liệu luôn là ngành nghề hot (ảnh: internet).

Nhà nước, chính phủ đã sẵn sàng “đón lõng” những nhân lực đầu tiên của ngành khoa học dữ liệu trong tương lai. Một lựa chọn đắt giá cho mọi sinh viên nếu có đam mê với công nghệ thông tin và chuyên ngành Khoa học Dữ liệu (Data Science). 

Cơ hội còn mở rộng là điều chắc chắn, mạng lưới các công ty doanh nghiệp tư nhân cần đến nhân lực ngành này sẽ còn mở rộng. Nhiều trường học sẽ còn cần giảng viên nghiên cứu của ngành học này và đó chính là cơ hội tốt cho việc làm của các sinh viên theo học ở thời điểm hiện tại. 

Khoa học dữ liệu là ngành nghề của thế kỷ 21 và hiện tại mới là thập kỷ thứ 2 của cả thế kỷ này. Việc thu thập kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm ngành học này giúp các bạn theo kịp với thế giới, với xã hội. 

Mỗi sinh viên sẽ có những thế mạnh khác nhau, chúng ta không phải ai cũng có thể theo học ngành này. Vì thế nếu có đam mê với công nghệ, đam mê với dữ liệu và những con số. Ngành khoa học dữ liệu luôn là lựa chọn của các bạn và đây chắc chắn là lựa chọn của thế kỷ, là lựa chọn đúng đắn. 

Những công việc trong văn phòng hay tại chính nhà mình, các phòng nghiên cứu,…sẽ rất phù hợp với ngành khoa học dữ liệu. Nếu các bạn có xu hướng làm những việc như vậy thì đây là lựa chọn tốt. 

5. Những nghề nào cần dữ liệu nhất thế giới? 

Trong một nghiên cứu được đưa ra liên quan đến ngành công nghệ và khoa học máy tính. Với ngành khoa học dữ liệu sẽ có 4 dạng tiêu biểu để người học hướng tới những công việc đó. 

5.1. Doanh nhân (Data Businesspeople)

Những người này chủ yếu quan tâm đến sản phẩm và lợi nhuận nên cần hiểu về kỹ thuật và khoa học dữ liệu. Những người này sẽ thiên hướng nhiều hơn về quản trị kinh doanh nhưng về mặt thông tin, dữ liệu họ cũng cần rất nhiều. 

5.2. Nhà sáng tạo (Data Creatives)

Những người này cần nhiều dữ liệu để trở thành công cụ của học trong các hoạt động. Học là những nghệ sĩ hoặc tin tặc trong ngành nghề của mình và ranh giới đó rất mỏng manh. 

5.3. Nhà phát triển (Data Developers)

Nhà phát triển dữ liệu là những người viết phần mềm là chính, bên cạnh đó họ có thêm nhiệm vụ thống kê và liên quan đến cả sản xuất sản phẩm. Trình độ về máy tính của những người này rất cao, làm việc thường xuyên với dữ liệu lớn. 

Có rất nhiều công việc khác nhau với ngành học này (ảnh: internet).
Có rất nhiều công việc khác nhau với ngành học này (ảnh: internet).

5.4. Nhà nghiên cứu (Data Researchers)

Những người này chủ yếu áp dụng các kỹ năng của ngành khoa học dữ liệu cộng với các công vụ và kỹ thuật họ có để phát triển bản thân. Những công cụ toán học, thông tin sản phẩm giá trị đều được mang tới từ dữ liệu vơis học. 

Như vậy bài viết đề cập đến ngành học học dữ liệu trên đây cung cấp cho bạn rất nhiều kiến thức bổ ích. Những kiến thức liên quan đến ngành nghề rất hấp dẫn trong xã hội hiện nay mà các bạn sinh viên nên tham khảo để theo học. Một lựa chọn cực tốt có thể tham khảo trong những năm tới. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status