Ngành kiểm toán là gì? học gì? học trường nào và tốt nghiệp làm gì? 

Rate this post

Ngành kiểm toán là một ngành học đang phát triển mạnh ở Việt Nam. Trong công tác quản lý nền kinh tế thì kiểm toán cực kỳ quan trọng. Kiểm toán mở rộng theo sự phát triển của kinh tế và sự mở rộng của các công ty. Duhoconline.net sẽ cùng các bạn khám phá mọi thông tin liên quan đến kiểm toán ở bài viết dưới đây. 

1. Ngành kiểm toán và gì? khái niệm của thuật ngữ 

Ngành kiểm toán là ngành học liên quan đến quá trình thu thập và đánh giá những con số. Cụ thể là đánh giá và xác thực những con số báo cáo tài chính do kế toán cung cấp. 

Đội ngũ kiểm toán có trách nhiệm đưa ra các báo cáo, nhận định về thực trạng hoạt động tài chính doanh nghiệp hoặc tổ chức. Kiểm toán sử dụng các phương pháp đối chiếu, diễn giải thông tin, kiểm kê, thử nghiệm,…Đặc biệt cần tính đúng đắn của tài liệu và tính hợp pháp của các báo cáo tài chính. 

Ngành kiểm toán là ngành học liên quan đến quá trình thu thập và đánh giá những con số (ảnh: internet).
Ngành kiểm toán là ngành học liên quan đến quá trình thu thập và đánh giá những con số (ảnh: internet).

Trong ngành kiểm toán có nhiều lĩnh vực kiểm toán khác nhau. Trong đó điển hình như kiểm toán tính quy tắc, kiểm toán hiệu năng, kiểm toán hiệu quả,…Phân loại kiểm toán theo chủ thể sẽ có các cách sau: 

  • Kiểm toán Nhà nước: Hoạt động do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Công việc này có đối tượng là các doanh nghiệp nhà nước. Kiểm toán dựa trên pháp luật và mọi hoạt động tuân thủ pháp luật. 
  • Kiểm toán độc lập: Thực hiện bởi các kiểm toán viên thuộc các công ty độc lập có dịch vụ kiểm toán. Ngoài việc kiểm toán những báo cáo tài chính thông thường. Các công ty kiểm toán độc lập sẽ kiểm toán tài chính theo yêu cầu của khách hàng. Đây là loại kiểm toán có thể coi là bên thứ ba và nhận sự tin cậy của chủ thể. 
  • Kiểm toán nội bộ: Hoạt động kiểm toán được thực hiện trong nội bộ công ty, doanh nghiệp. Các kiểm toán viên sẽ thực hiện kiểm toán với báo cáo tài chính của chính doanh nghiệp đó. Kết quả của các báo cáo kiểm toán này ở dự báo, cơ sở để công ty định hướng phát triển. 

2. Để học ngành kiểm toán cần có tố chất nào? 

Để theo được nghề kiểm toán, người học cần có những phẩm chất như: 

  • Bắt buộc cần một sự độc lập và không có lợi ích. Người học ngành kiểm toán cần độc lập và không phụ thuộc vào các số liệu. 
  • Phải là một người chắc chắn và cẩn trọng. Chỉ công bố những gì có bằng chứng xác thực. 
  • Khả năng diễn đạt ngắn gọn, có tính thuyết phục cao. 
  • Phải là người có khả năng quan sát tốt, tư duy phân tích logic.
  • Chăm chỉ nâng cao kiến thức. 
  • Có đam mê với những con số và giỏi tính toán. 
  • Có khả năng chịu được áp lực công việc cao.

2.1. Cần kiên trì theo đuổi 

Không giống với các ngành nghề linh động khác trong xã hội. Kiểm toán là nghề cần phải theo đuổi và chú tâm vào nó. Bởi đây là nghề quan trọng, được đào tạo bài bản qua trường lớp. Một nghề cần chuyên môn rất cao và có chứng chỉ hành nghề. 

Theo tiêu chuẩn đào tạo hiện nay, với Điều 14 Luật Kiểm toán. Các kiểm toán viên phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán. Vì thế nếu bạn muốn dấn thân vào ngành kiểm toán, cần có thời gian và quá trình rèn luyện. 

2.2. Trung thực, khách quan, có khả năng chịu áp lực 

Kiểm toán viên phải là những người thực hiện nhiệm vụ kiểm tra độ chính xác của số liệu. Vì thế tính thận trọng và khách quan rất quan trọng. Mọi kết luận phải dựa trên cơ sở có dẫn chứng và lý luận. Không kiểm toán theo tình cảm cá nhân hoặc các hoạt động không theo pháp luật. 

Để có được sự tin tưởng là bên thứ ba tham gia kiểm toán. Ngoài năng lực cần có thì các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp, không chịu sự chi phối. Đặc biệt kiểm toán cần phải tôn trọng pháp luật. 

3. Tham gia ngành kiểm toán cần học gì? 

Học kiểm toán có sự khác biệt với kế toán khá nhiều. Không giống như kế toán mà nhiều người thường nghĩ. Bởi kế toán là trình bày thông tin cụ thể về các giao dịch và tài sản. Còn kiểm toán là kiểm tra và xác nhận sự chính xác của các con số. Đó là lý do, sinh viên khi theo hoc kiểm toán sẽ trang bị khối kiến thức chuyên ngành. Đó là những nghiệp vụ về thu thập và xử lý thông tin, hiệu quả hoạt động doanh nghiệp. 

Học ngành kiểm toán cần chuyên môn rất cao (ảnh: internet).
Học ngành kiểm toán cần chuyên môn rất cao (ảnh: internet).

Những kiến thức cần học để có được nghiệp vụ như là khả năng tính toán. Bên cạnh đó cần biết làm dự doán, ọc báo cáo tài chính, phân tích tài chính,…Một vài kỹ năng mềm cần có với ngành học này như lập kế hoạch, giải trình, phản biện,…

Để có thể đi sâu vào ngành học này thì một số chứng chỉ uy tín quốc tế cũng cần có. Chúng ta có thể kể đến như:  CAT (Certified Accounting Technician), ACCA (The Association of Chartered Certified Accountants), CPA (Certified Public Accountants)…Đây có thể coi là hộ chiếu để các bạn bước chân vào ngành kiểm toán. 

4. Làm gì sau khi tốt nghiệp ngành kiểm toán? 

Với những công việc dưới đây, các bạn có thể tham khảo cho mình một vài nghề cụ thể. Sau khi học xong, các bạn sẽ dễ dàng tìm kiếm các cơ hội việc làm hơn. 

  1. Kiểm toán viên cho các công ty kiểm toán trong nước và quốc tế. Các bạn có thể đảm nhận công việc cung cấp dịch vụ kế toán, kiểm toán cho doanh nghiệp. Đây là công việc đang có ít người tham gia và thiếu nhân lực rất lớn. 
  2. Kiểm toán viên nội bộ cho các doanh nghiệp và công ty tài chính. Các công việc đánh giá tài chính nội bộ, kiểm toán thu chi doanh nghiệp,…Mọi việc đều phù hợp với một kiểm toán viên. 
  3. Kiểm toán viên nhà nước ở các đơn vị kiểm toán nhà nước. Đây là vị trí nhiều người hướng tới và muốn có được. Những công việc cần thực hiện ở vị trí này như kiểm toán báo cáo tài chính. Bên cạnh đó là kiểm toán tuân thủ. Như kiểm tra việc chấp hành các quy định, văn bản pháp luật, các chính sách do Nhà nước ban hành. Trong từng lĩnh vực và các đơn vị có sử dụng vốn và ngân sách nhà nước.
  4. Nhân viên kế toán cụ thể như: kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp, kế toán phân tích, kiểm toán nội bộ. Vị trí tại các công ty, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài,…
  5. Chuyên viên phân tích và tư vấn tài chính – kế toán của các công ty tài chính, kế toán. Các bạn có thể đảm nhận công việc phân tích và tư vấn liên quan đến kiểm toán, kế toán và thuế,…
  6. Nghiên cứu viên và giảng viên tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Có thể đảm nhận thêm các công việc giảng dạy, nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến kiểm toán, kế toán.

Khi tham gia ngành học này, mức lương chắc chắn không hề thấp với sinh viên ra trường. Bởi đây là ngành học có chuyên môn sâu, tính chuyên ngành cao. Hiện tại nhân lực của kiểm toán không có nhiều và có thể nói là thiếu hụt. 

5. Học kiểm toán ở các trường nào? 

Những trường có khoa kiểm toán và ngành kiểm toán dưới đây sẽ là gợi ý cho các bạn. Nếu các bạn muốn trở thành kiểm toán viên thì có thể đăng ký các trường ở cả 3 miền như sau: 

5.1. Học kiểm toán khu vực phía Bắc tại: 

  1. Đại học Kinh tế quốc dân: 27,55 điểm năm 2020
  2. Học viện Tài chính: 31 điểm năm 2020
  3. Đại học Công nghiệp Hà Nội: 22,30 điểm năm 2020
  4. Đại học Điện lực: 15 điểm năm 2020
  5. Đại học Thương mại: 25,7 điểm năm 2020
Học ngành kiểm toán có rất nhiều trường đại học ở Việt Nam đào tạo (ảnh: internet).
Học ngành kiểm toán có rất nhiều trường đại học ở Việt Nam đào tạo (ảnh: internet).

5.2. Học kiểm toán khu vực miền Trung tại: 

  1. Đại học  Kinh tế Đà Nẵng: 24,25 điểm năm 2020
  2. Đại học  Kinh tế Huế: 18 điểm năm 2020
  3. Đại học Tài chính Kế toán Quảng Ngãi: 15 điểm năm 2020
  4. Đại học  Hồng Đức: 15điểm năm 2020

5.3. Học kiểm toán khu vực miền Nam tại: 

  1. Đại học Kinh tế Luật- ĐHQG TPHCM: 26,1-26,7 điểm năm 2020
  2. Đại học Mở TPHCM: 23,80 điểm năm 2020
  3. Đại học Công nghiệp TPHCM: 21,50 điểm năm 2020
  4. Đại học Gia Định: 15 điểm năm 2020
  5. Đại học Cần Thơ: 24 điểm năm 2020

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến ngành kiểm toán mà chúng tôi muốn chia sẻ. Các bạn có thể tham khảo để có được những kiến thức bổ ích cho bản thân. Từ đó đưa ra được lựa chọn về ngành học và ước mơ theo đuổi trong tương lai. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status