Ngành thương mại quốc tế có các loại hình nào? Thông tin về ngành học 

4.2/5 - (6 bình chọn)

Ngành thương mại quốc tế thời gian qua phát triển như một định hướng hot. Nhiều bạn sinh viên rất quan tâm tới ngành học này và tìm hiểu về nó. Cùng Duhoconline.net tìm hiểu mọi thông tin về ngành học. Các bạn sinh viên sẽ hiểu hơn và tự tin hơn trong việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai của mình. 

1. Ngành thương mại quốc tế cần học gì? 

Ngành thương mại quốc tế là ngành học cần kiến thức về nền kinh tế, quản lý và kinh doanh quốc tế. Những kiến thức liên quan đến chính trị, kinh tế xã hội của ngành và chuyên ngành đào tạo. Trong đó những môn học cần trải qua như Kinh tế học vi mô, vĩ mô, Kinh tế  phát triển. Bên cạnh đó là Kinh tế thương mại, Kinh tế quốc tế,  Nghiên cứu môi trường vĩ mô quốc tế,…

Ngành thương mại quốc tế là ngành học cần kiến thức về nền kinh tế (ảnh: internet).
Ngành thương mại quốc tế là ngành học cần kiến thức về nền kinh tế (ảnh: internet).

Sinh viên theo học ngành thương mại quốc tế cũng cần đảm bảo kiến thức cơ bản về kinh doanh quốc tế. Trong đó những môn học như đầu tư quốc tế, luật thương mại quốc tế, quản trị doanh nghiệp,…

Để trở thành một sinh viên thương mại quốc tế, chắc chắn sẽ có khó khăn rất lớn. Không chỉ hiểu biết về kinh tế, những người học ngành này còn phải hiểu biết rộng về quốc tế, trong nước. 

Top 10 công ty tư vấn du học tại Huế

2. Phân loại thương mại quốc tế 

Phân loại ngành thương mại quốc tế có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Trước đây khi nói đến ngành học này dưới góc độ quốc gia. Người ta phân thành xuất khẩu và nhập khẩu. Nhưng trong điều kiện kinh tế mở hiện nay, ngành thương mại quốc tế còn chia thành nhiều ngành nhỏ. 

Trong đó có thể kể đến như xuất khẩu tại chỗ, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập…Đặc biệt còn xuất hiện thương mại về dịch vụ. Vì thế cách phân loại cũ đã trở nên kém phù hợp, không bắt kịp với xu hướng. Trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi muốn chia sẻ cách tiếp cận như sau:

2.1 Thương mại quốc tế về hàng hóa

Ngành thương mại quốc tế khi phân loại thành thương mại hàng hoá sẽ mở rộng hơn. Bởi hàng hoá là sản phẩm của lao động sẽ có hàng hoá hữu hình và vô hình. Thương mại quốc tế khi gắn với hàng hoá sẽ có thương mại quốc tế về hàng hóa hữu hình và thương mại quốc tế về hàng hóa vô hình. 

Khi phân loại như vậy, thương mại quốc tế về hàng hóa hữu hình. Sẽ là các hoạt động liên quan đến hàng hóa nhìn thấy được, đo đếm được. Trong đó có hàng hoá máy móc thiết bị, đến nông sản, thực phẩm, nguyên, nhiên, vật liệu…Ngành thương mại quốc tế về hàng hóa vô hình liên quan đến các hàng hóa không nhìn thấy được. Trong đó sẽ có sáng chế, giải pháp hữu ích, phát minh,…

2.2 Thương mại quốc tế về dịch vụ

Ngành thương mại quốc tế dịch vụ đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế. Vì thế dịch vụ có tính chất phức tạp. Để có định nghĩa hoàn chỉnh về dịch vụ hiện tại chưa được nghiên cứu. Nhưng theo nghĩa hiểu đơn giản nhất, dịch vụ được xem là một ngành kinh tế thứ ba. Theo cách hiểu này các hoạt động nằm ngoài nông nghiệp và công nghiệp đều được xem là thuộc ngành dịch vụ.

Có thể định nghĩa khác về dịch vụ là hoạt động cung ứng nhằm trao đổi, chủ yếu là vô hình và không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu. Dịch vụ không gắn liền với sản xuất vật chất. 

Ngành thương mại quốc tế đa dạng các ngành nhỏ (ảnh: internet).
Ngành thương mại quốc tế đa dạng các ngành nhỏ (ảnh: internet).

Thương mại quốc tế dịch vụ đó là các hoạt động liên quan đến du lịch, tài chính, ngân hàng. Hoạt động giao dịch xuyên biên giới liên quan đến tiền, trao đổi dịch vụ,…Một ngành nghề không ra sản phẩm nhưng có sức ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế. 

3. Yêu cầu những kỹ năng cần có của ngành thương mại quốc tế 

Sinh viên tốt nghiệp ngành thương mại quốc tế cần một số kỹ năng căn bản. Trong đó có thể kể đến như là: 

+ Kỹ năng cứng:

  • Có khả năng lập và triển khai kế hoạch nghiên cứu và phát triển. Bên cạnh đó có thể giải quyết các vấn đề về thương mại quốc tế cho doanh nghiệp. 
  • Vạch ra các chiến lược, chính sách, kế hoạch để kinh doanh của doanh nghiệp. 
  • Tổng hợp kiến thức, nghiên cứu và đánh giá các thị trường. Từ đó lập các chương trình marketing xuất nhập khẩu hàng hóa cho doanh nghiệp. 
  • Các kỹ năng giao dịch và đàm phán với các đối tác nước ngoài. 
  • Thực hiện được các nghiệp vụ cần thiết trong xuất nhập khẩu hàng hoá. 
  • Xây dựng được các chương trình chống bán phá giá, trợ cấp, tự vệ trong hoạt động xuất nhập khẩu. 

+ Kỹ năng mềm:

  • Cần kỹ năng làm việc cùng đồng đội trong nhóm tốt.
  • Có kỹ năng làm chiến lược phát triển, báo cáo kinh doanh. 
  • Giao tiếp ngoại ngữ thứ 2 ở mức tốt. 
  • Có được những kỹ năng tin học văn phòng ở mức thành thạo.

4. Yêu cầu về thái độ học tập và hành vi trước khi theo học 

Ngành thương mại quốc tế là một ngành đặc thù liên quan đến nước ngoài. Vì thế sinh viên cần có một số yêu cầu cơ bản dưới đây. 

  • Cần lòng kiên trì, ý thức vượt khó trong học tập. Bởi đây là một ngành học khó khăn, kiến thức khá nặng. 
  • Ý thức chấp hành nội quy, quy chế trong nhà trường theo học. 
  • Phẩm chất công dân và có khả năng quan hệ cộng đồng tốt. 
  • Ý thức tham gia công tác đoàn thể (Teamwork) trong lớp. Cùng với đó là làm việc trong nhóm thảo luận, chi đoàn, chi hội và tổ chức khác của trường.

5. Ngành thương mại quốc tế dễ có việc làm? 

Sinh viên tốt nghiệp ngành thương mại quốc tế có thể làm việc tại các bộ phận khác nhau. Cơ hội việc làm chắc chắn sẽ rộng mở với sinh viên học ngành này. Bởi đây là một ngành khá thiếu nhân lực trong thời gian qua. Các công việc sinh viên có thể làm như trong các bộ phận quản lý chiến lược và kinh doanh thương mại quốc tế. Mọi công ty xuất nhập khẩu hoặc liên quan đến hàng hoá quốc tế lớn đều sẽ có bộ phận này. 

Ngoài ra các bộ phận phát triển thị trường, khách hàng xuất nhập khẩu. Bộ phận sản phẩm, dịch vụ xuất nhập khẩu. Bộ phận xúc tiến thương mại, đầu tư hay quản trị logistic quốc tế. Có rất nhiều vị trí việc làm mà các bạn có thể tiếp cận. 

Không chỉ là với các doanh nghiệp tư nhân, các công ty, doanh nghiệp nhà nước cũng cần những bộ phận này. Hơn nữa, các đơn vị như hải quan, quản lý thị trường,…Tất cả các cơ quan nhà nước kiểu như vậy đều cần nhân lực ngành thương mại quốc tế. Về mức lương của ngành sau khi sinh viên ra trường. Còn tuỳ thuộc vào các vị trí làm việc và cơ quan làm việc. Tuy nhiên cơ hội việc làm với mức lương cao khi học tập ngành này là điều chắc chắn. 

Công việc nhiều, cơ hội mở rộng và mức lương cao (ảnh: internet).
Công việc nhiều, cơ hội mở rộng và mức lương cao (ảnh: internet).

Ngành thương mại quốc tế luôn là ngành thiếu nhân lực, đặc biệt với Việt Nam. Một quốc gia đang phát triển và hoạt động thương mại quốc tế đang ở đỉnh cao. Những bạn sinh viên có kiến thức về kinh doanh, luật quốc tế mức lương không dưới 6 con số một tháng. 

Sau khi tham khảo bài viết trên đây về ngành thương mại quốc tế. Các bạn đã nhận được những kiến thức tổng hợp để giải đáp các băn khoăn, thắc mắc về ngành học này. 

Hy vọng với kiến thức nhỏ này đã giúp các bạn có một góc nhìn mới về ngành. Từ đó đưa ra một lựa chọn nghề nghiệp tốt nhất cho mình trong tương lai. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status