Supply chain là gì? Quản lý Supply chain như thế nào hiệu quả cao nhất? 

Rate this post

Supply chain là gì? Bạn có biết nhiều thông tin về thuật ngữ đang rất thông dụng này không? Việc quản lý Supply chain như thế nào để hiệu quả cao cũng được nhiều người tìm hiểu. Duhoconline.net sẽ cùng các bạn khám phá toàn bộ thông tin liên quan đến Supply chain. 

1. Khái niệm Supply Chain là gì?

Supply chain là gì? Thuật ngữ được sử dụng để mô tả chuỗi cung ứng. Ở đây được hiểu là một chuỗi các liên kết vận hành với nhau trong nền kinh tế. Với mục đích chính đó là dịch chuyển nguyên liệu đến sản phẩm và đến tay người tiêu dùng. Chuỗi cung ứng là một chuỗi công cụ để chuyển hóa nguyên liệu thô đến thành phẩm. Sau đó từ sản phẩm được chuyển đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Một kết quả tổ chức, vận hành thành công của nền kinh tế. 

Biểu hiện thành công của Supply chain là gì? Đó chính là sản phẩm có thể đến được tay người tiêu dùng cuối cùng. Khi đó chuỗi cung ứng kết thúc và hoàn thành nhiệm vụ của nó. 

Supply chain là gì? Thuật ngữ được sử dụng để mô tả chuỗi cung ứng (ảnh: internet).
Supply chain là gì? Thuật ngữ được sử dụng để mô tả chuỗi cung ứng (ảnh: internet).

2. Sự quan trọng đối với doanh nghiệp của Supply Chain là gì?

Supply Chain đối với các doanh nghiệp hiện nay trong môi trường toàn cầu hóa rất quan trọng. Chuỗi cung ứng ảnh hưởng đến quá trình doanh nghiệp vận hành sản xuất, kinh doanh. Một chuỗi cung ứng vận hành trôi chảy trong doanh nghiệp mang tới lợi thế tốt hơn so với đối thủ. Bởi khi chuỗi này hoạt động tốt doanh nghiệp có cơ hội phủ sóng thị trường. Điều đó giúp doanh nghiệp có thể phát triển mạnh mẽ hơn. 

Chuỗi cung ứng sẽ xuất hiện trong mọi mặt vận hành của doanh nghiệp. Dù là sản xuất, hoạch định, quản lý kho, thu mua,…Vì thế có thể thấy được tầm quan trọng của chuỗi cung ứng đối với mọi loại hình doanh nghiệp khác nhau. Ví doanh nghiệp là một cơ thể thì chuỗi cung ứng sẽ là mạch máu của cơ thể ấy. Chỉ cần mạch máu không vận hành chắc chắn các bộ phận của cơ thể ấy không vận hành. 

3. Tổng quan về mô hình Supply Chain là gì?

Sau khi nằm lòng được định nghĩa Supply Chain là gì. Các bạn sẽ phải hiểu mô hình chuỗi cung ứng mà các doanh nghiệp đang áp dụng. Đây là mô hình vận hành phổ biến nhất hiện nay. Mô hình chuỗi cung ứng mà các doanh nghiệp sử dụng thông dụng nhất có tên là SCOR. Cụm từ viết tắt của Supply Chain Operations Reference, có nghĩa là tham chiếu chuỗi cung ứng. 

Sử dụng mô hình này giúp đo lường hiệu suất của quá trình cung ứng mang lại. Mô hình giúp đánh giá hiệu quả của chuỗi cung ứng qua quá trình đưa sản phẩm đến tay khách hàng. Các hoạt động chính thức của mô hình như giao hàng, thực hiện đơn hàng, các chi phí sản xuất,…

Khi sử dụng mô hình SCOR trong chuỗi cung ứng. Doanh nghiệp cần phải dựa trên 3 nguyên tắc chính đó là mô hình hóa quá trình, đo lường hiệu suất và thực hành tốt nhất. Mô hình với 5 khối xây dựng quy trình như sau: 

  • Lên kế hoạch (Plan): Một kế hoạch cụ thể về cung và cầu sẽ được đề ra để doanh nghiệp định hình. Những số liệu sẽ được đặt ra để doanh nghiệp hoạch định chiến lược. Các quy tắc này có liên quan đến nguyên liệu đầu vào, hàng tồn kho và nhu cầu thị trường. 
  • Nguồn (Source): Bước này trong mô hình SCOR biểu hiện của sự đáp ứng nhu cầu thị trường (thực tế hoặc theo kế hoạch). Nhiệm vụ của bước này là tìm nguyên liệu và tìm ra nơi cung ứng. Bên cạnh đó là được kiểm tra để xác định cách quản lý. Trong đó phải quản lý hàng tồn kho, hiệu suất của nhà cung cấp và thỏa thuận. Giai đoạn này sẽ giúp doanh nghiệp lập kế hoạch chuyển giao sản phẩm trong chuỗi. 
  • Thực hiện (Make): Đây là bước thực hiện sau khi đã có các bước tiền đề phía trước. Bước này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp sản xuất. Đây là bước xác định được câu hỏi sản xuất cái gì? Như vậy khi doanh nghiệp có được mọi thông tin liên quan đến đơn hàng mới thực hiện đến bước này. 
  • Giao hàng (Delivery): Bước này bao gồm các quy trình liên quan đến việc đưa sản phẩm ra ngoài. Trong đó quản lý đơn và nhập kho, đến phân phối và vận chuyển đều nằm ở bước này. Một bước liên quan đến đơn hàng và quản lý vòng đời sản phẩm, hàng tồn kho thành phẩm, tài sản và yêu cầu nhập/xuất.
  • Trả lại (Return): Bước cuối cùng liên quan đến quá trình chăm sóc khách hàng là chính. Đây là bước giải quyết các vấn đề liên quan đến sản phẩm bị trả lại. Mọi doanh nghiệp sản xuất đều phải tính đến bước này và có phương pháp giải quyết thỏa đáng. Bởi đây là một bước quan trọng không kém trong chuỗi dù là bước cuối cùng. Nhiều doanh nghiệp thường xem nhẹ quá trình này và dẫn đến thất bại. 

Đến đây các bạn đã hiểu được mô hình SCOR trong Supply Chain là gì? Một mô hình không giải thích mọi quy trình hoạt động như các mô hình khác. Mô hình này nhắm nhiều hơn đến các giai đoạn và phân đoạn. Trong đó có thể nhắc đến giai đoạn tương tác khách hàng, giai đoạn giao dịch. Bên cạnh đó còn là giai đoạn tương tác thị trường để hiểu nhu cầu khách hàng. 

Mô hình quản lý chuỗi cung ứng đơn giản và dễ hiểu (ảnh: internet).
Mô hình quản lý chuỗi cung ứng đơn giản và dễ hiểu (ảnh: internet).

Trọng tâm của mô hình được đánh giá bởi các yếu tố chính có thể kể đến như là phạm vi chuỗi. Cùng với đó là cấu hình chuỗi, chi tiết các yếu tố của quy trình. Từ đó xác định được hoạt động kinh doanh chính trong chuỗi.

4. Quản trị Supply Chain là gì? 

Quản trị một chuỗi cung ứng đạt hiệu quả cao là mục tiêu hướng đến của tất cả các doanh nghiệp. Thế nhưng công việc này không phải dễ dàng mà rất nhiều doanh nghiệp đã thất bại. Sau khi nắm rõ được vai trò Supply Chain là gì. Các bạn cần tìm hiểu công việc trong chuỗi cung ứng. Từ đó tìm ra được cách quản lý hiệu quả nhất cho các doanh nghiệp. 

Quản trị một chuỗi cung ứng tốt sẽ bao gồm việc lên kế hoạch và quản lý. Đặc biệt là cách hoạt động có liên quan đến mua hàng, sản xuất và các hoạt động giao hàng. 

Trong quản lý chuỗi này việc phối hợp và hợp tác với các đối tác trong chuỗi rất quan trọng. Các đối tác, nhà cung cấp và nhà phân phối, dịch vụ giao dịch, khách hàng. Mọi thứ phải được liên kết chặt chẽ với nhau và tạo nên dây chuyền. Trong đó mỗi đối tác lại là một mắt xích quan trọng mà không thể bỏ qua. 

Quản trị một chuỗi cung ứng không hề đơn giản và nó đòi hỏi một sự gắn kết rất chặt chẽ của nhiều yếu tố và nhiều đơn vị. Các đối tác này mỗi người có lợi ích riêng và chỉ có một vài điểm chung. Vì vậy để gắn các điểm chung đó lại với nhau chắc chắn không đơn giản. Quản trị chuỗi cung ứng sẽ giúp thỏa mãn việc doanh nghiệp đạt được lợi nhuận tốt nhất. Theo đánh giá, nếu một doanh nghiệp có thể cải thiện quản lý chuỗi. Đặc biệt với những doanh nghiệp sản xuất sẽ có được những lợi ích đó là: 

  • Chi phí để vận hành chuỗi sẽ giảm xuống khoảng từ 25 đến 50%
  • Chất lượng vận hành sản xuất và kho tối ưu lên đến 25 cho đến 60%
  • Quá trình dự báo cho quá trình sản xuất chính xác lên đến 25 cho đến 80%
  • Vòng cung từ đơn hàng sẽ được cải thiện từ 30 đến 50%
  • Cuối cùng mục đích quan trọng nhất là lợi nhuận cho doanh nghiệp có thể tăng 20%

5. Sự khác nhau giữa Logistics và Supply Chain là gì? 

Khi đã hiểu rõ về khái niệm cũng như quản lý Supply Chain là gì. Có nhiều bạn vẫn có thể nhầm lẫn giữa các khái niệm Supply Chain và Logistics. Vì thế chúng tôi sẽ phân biệt hai thuật ngữ này để các bạn dễ hình dung hơn. Logistics cũng là một thuật ngữ sử dụng trong việc vận hành của doanh nghiệp. Nhưng Logistics chỉ là một mắt xích trong một chuỗi cách vận hành. Như vậy Logistics chỉ liên quan đến một doanh nghiệp. 

Nói đến Supply Chain là nói đến một mạng lưới liên kết (network) giữa các công ty với nhau. Như vậy về quy mô có thể nói Supply Chain sẽ bao trùm cả hoạt động Logistics. Về bản chất, Logistics tập trung vào các hoạt động chính là thu mua, quản lý tồn kho, phân phối. Còn với quản lý chuỗi cung ứng như đã trình bày ở trên. Doanh nghiệp cần phải  phát triển sản phẩm mới, tài chính, dịch vụ và khách hàng. 

Chuỗi cung ứng và logistic có những điểm khác nhau cơ bản (ảnh: internet).
Chuỗi cung ứng và logistic có những điểm khác nhau cơ bản (ảnh: internet).

Về mặt hoạt động, Logistics là một phần của Supply Chain Management. Đây là những chuỗi có sự liên kết, hỗ trợ và bổ sung cho nhau. Vì hoạt động Logistics sẽ giúp cho Supply Chain hoạt động trôi chảy. Còn về mặt của Supply Chain sẽ giúp Logistics đảm bảo hiệu suất công việc đạt hiệu quả cao. Bởi quản lý chuỗi giúp cho hoạt động giao hàng, quản lý kho,..là những nhiệm vụ chính của Logistics trở nên đơn giản hơn. 

Hy vọng với những chia sẻ về Supply Chain là gì trên đây các bạn đã hiểu rõ hơn về chuỗi cung ứng. Hiện nay cụm từ chuỗi cung ứng toàn cầu được nhắc đến rất nhiều với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Chúng ta đang cố gắng tham gia sâu hơn và chuỗi cung ứng toàn cầu để vận hành kinh tế. 

Muốn có nền kinh tế phát triển thì chuỗi cung ứng phải liên tục và tham gia sâu hơn. Vì thế, chắc chắn đây là một ngành nghề cần được tham khảo và theo đuổi. Các bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn trong những năm tới. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status