Tâm lý học là gì? Ý nghĩa của tâm lý học trong thế kỷ 21

Rate this post

Tâm lý học là gì? Một lĩnh vực đang trở nên rất hot trong vài năm trở lại đây ở Việt Nam. Đặc biệt sau thời kỳ đại dịch bùng phát thì tâm lý học lại càng trở nên quan trọng và trở thành mối quan tâm của nhiều người. Bài viết dưới đây của Duhoconline.net sẽ giúp các bạn hiểu sơ lược về khái niệm còn khá mới mẻ này. 

1. Tâm lý học là gì? Những thông tin khái quát nhất 

Muốn hiểu sâu hơn về khái niệm tâm lý học là gì các bạn phải phân tích được định nghĩa của nó. Tâm lý học trong tiếng anh là Psychology. Một thuật ngữ xuất phát từ Latinh với “Psyche” là “linh hồn, tinh thần” và “logos” là “khoa học, học thuyết”. Khi 2 từ ghép lại với nhau chúng ta có Psychology nghĩa là khoa học về tâm hồn. Tâm lý học là một ngành khoa học nghiên cứu về tâm hồn, tinh thần của con người. Nói một cách dễ hiểu hơn là nghiên cứu về suy nghĩ, hành vi và hoạt động của con người. 

Tâm lý học là một ngành khoa học nghiên cứu về tâm hồn, tinh thần của con người (ảnh: internet).
Tâm lý học là một ngành khoa học nghiên cứu về tâm hồn, tinh thần của con người (ảnh: internet).

Ngành này có đối tượng nghiên cứu là các hiện tượng tâm lý của con người trong đời sống, các hoạt động khách quan tác động vào não con người. Mọi hoạt động tâm lý của con người đều liên quan đến ngành học này. Cơ sở lý luận của hoạt động này có hệ thống rất lớn với các quy luật về hiện tượng tâm lý và các quan điểm, học thuyết khác nhau. 

Để nghiên cứu được sâu hơn về ngành học này, các phương pháp hoàn chỉnh như quan sát, trắc nghiệm, giao tiếp, điều tra,….Đó là các phương pháp cả định tính lẫn định lượng. Ngành tâm lý học là một ngành độc lập tham gia vào nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Điều này đã góp phần phát triển con người, nâng cao đời sống con người một cách toàn diện nhất. 

Đến đây các bạn đã hiểu tâm lý học là gì và có cái nhìn tổng quan nhất về ngành này. Tiếp theo sẽ là những thông tin chi tiết hơn để các bạn hiểu về tâm lý học. 

2. Lịch sử ngành tâm lý học 

Đầu thế kỷ XIX là giai đoạn mở màn của ngành tâm lý học trở thành ngành khoa học độc lập. Trước đó tâm lý học đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Nhưng chỉ đến khi nền sản xuất thế giới phát triển mạnh thì ngành này mới trở thành ngành khoa học độc lập. Sự phát triển của các ngành khoa học khác chính là tiền đề cho tâm lý học phát triển. Sau đó, ngành này còn có những bước tiến mới với việc ra đời nhiều trường phái tâm lý khác nhau. 

Đã có một phòng tâm lý đầu tiên trên thế giới ra đời từ những năm 1879. Chính từ phòng nghiên cứu về tâm lý đó chúng ta đã có được định nghĩa chính xác cho câu hỏi tâm lý học là gì?Theo nhà khoa học nghiên cứu đầu tiên về tâm lý cho rằng, đây là bộ môn nghiên cứu hữu thức qua một mô hình nhận thức có tên là lý thuyết kết cấu. Đối tượng nghiên cứu của tâm lý học bao gồm cả những ý thức khách quan mà con người quan sát được.  

Tiếp bước phòng thí nghiệm này đã có rất nhiều trường phái tâm lý học đã ra đời. Giai đoạn mở đầu cũng là thời kỳ nhiều trường phái khác nhau như tâm lý học nhân văn và tâm lý học nhận thức được ra đời. Bước ngoặt to lớn của ngành có thể kể đến cách mạng tháng Mười Nga. Khi chủ nghĩa Mac-Lenin tạo ra một trường phái mới, hướng đi mới và suy nghĩ mới cho các nhà tâm lý. 

3. Các trường phái tâm lý học

Trường phái tâm lý học là gì? Đó là những định hướng khác nhau để nghiên cứu về ngành tâm lý học. Mỗi nhà khoa học lại có cơ sở nhận thức khác nhau, cơ sở lý luận khác nhau để tin vào trường phái mình theo đuổi. Dưới đây sẽ là các trường phái tâm lý các bạn có thể tìm hiểu. 

3.1. Tâm lý học hành vi

Trường phái tâm lý gần gũi với các bạn sinh viên Việt Nam vì được giới thiệu khác nhiều. Hành vi trong tâm lý là trường phái được nhà tâm lý học Mĩ J.B.Watson (1878 – 1958) sáng lập vào năm 1913. 

Ngành tâm lý học phân chia nhiều trường phái (ảnh: internet).
Ngành tâm lý học phân chia nhiều trường phái (ảnh: internet).

Trường phái này có tên tiếng Anh là “Psychology as the Behaviorist Views It” có nghĩa là tâm lý qua cái nhìn của hành vi học. Nhà khoa học người Mỹ này cho rằng tâm lý học không mô tả, giảng giải các trạng thái ý thức. Đó chỉ là những hành vi của con người và động vật mà thôi. 

3.2. Tâm lý học cấu trúc

Song song cùng tâm lý học hành vi của J.Watson. Tâm lý học cấu trúc ra đời ở Đức năm 1913 gắn liền với tên tuổi của nhà tâm lý nổi tiếng thời kỳ đó là Max Wertheimer.

3.3. Học thuyết phân tâm học

(Psychoanalysis – phân tích tâm lý) hay phân tâm học lý trường phái tập hợp những lý thuyết và phương pháp tâm lý học để tìm hiểu quan hệ vô thức của con người qua quá trình liên tưởng. 

3.4. Tâm lý học nhân văn

Tâm lý học nhân văn còn được gọi là trường phái tâm lý học thứ 3 do hai nhà khoa học cũng ủng hộ. Abraham Maxlow và C. Rogers là những nhà khoa học ủng hộ học thuyết này. 

Một học thuyết cho rằng nhu cầu con người chỉ có 5 mức độ đó là: Nhu cầu sinh lí cơ bản; Nhu cầu an toàn; Nhu cầu về quan hệ xã hội; Nhu cầu được kính nể, ngưỡng mộ và Nhu cầu phát huy bản ngã, thành đạt.

3.5. Học thuyết phát triển nhận thức

Học thuyết phát triển nhận thức là một học thuyết tâm lý học ra đời khá muộn. J.Piaget là một nhà tâm lý người Thụy Sĩ đưa ra học thuyết này năm 1967. Theo học thuyết, tâm lý là sự phản ánh hiện thực khách quan vào não người. Tâm lý hình thành từ cả tự nhiên và xã hội, trong hoạt động giao tiếp và xã hội. 

3.6. Học thuyết tâm lý học hoạt động

Tâm lý học hoạt động do nhóm nhà tâm lý Xô Viết sáng lập ra. Học thuyết này dựa trên cơ sở lý luận của triết học Mác – Lênin. Vì thế định hướng của tâm lý theo học thuyết này theo chủ nghĩa duy vật, tâm lý là sự phản ánh khách quan của xã hội vào não qua hoạt động. 

Con người là chủ thể của của học thuyết có cả cơ sở tự nhiên và cơ sở xã hội. Tâm lý con người hình thành và phát triển trong hoạt động, giao tiếp và trong các mối quan hệ xã hội. Vì thế, tâm lý người có bản chất lịch sử, qua giao tiếp và hoạt động. 

4. Ý nghĩa của tâm lý học là gì? 

Ý nghĩa của tâm lý học là gì để tương lai của ngành học này là mở rộng đến vậy? Gần 150 năm phát triển, tâm lý học hiện đã chứng minh được vai trò của mình với xã hội và con người. Hiện tâm lý học đang là ngành hot không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Vì ứng dụng của tâm lý học ngày càng cần thiết hơn và được nhiều người quan tâm hơn. 

Tâm lý học đóng vai trò quan trọng và bổ trợ cho các ngành khoa học khác là điểm đầu tiên có thể kể tới. Đặc biệt là trong mối quan hệ giữa con người với con người, con người với xã hội trong không gian mở như hiện tại. Tâm lý học ngày càng phát huy được vai trò của nó trong xã hội này. 

Khoa học tâm lý hiện nay đã mở rộng và đóng vai trò ở các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Như là tâm lý y học, tâm lý tư pháp, tâm lý du lịch,…Đó là những minh chứng rất cụ thể để thấy được vai trò và ý nghĩa của tâm lý học. Trong công tác giáo dục và y tế có thể nói là liên quan mật thiết nhất đến tâm lý học. Những tri thức tâm lý học giúp cho việc định hướng và giáo dục con trẻ trở nên chất lượng hơn. 

Công tác trong các nhà trường, bệnh viện khi có tâm lý học can thiệp giúp cho công việc được đẩy mạnh về chất lượng. Không chỉ thế, tâm lý trong kinh doanh và nhiều lĩnh vực khác cũng rất quan trọng và được đề cao hiện nay. 

Ngành tâm lý học ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong cuộc sống  (ảnh: internet).
Ngành tâm lý học ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong cuộc sống (ảnh: internet).

5. Những hiện tượng tâm lý thú vị trong cuộc sống hiện nay 

Khi hiểu tâm lý học là gì các bạn sẽ thấy nhiều điều thú vị của ngành học này. Trong tương lai có lẽ đây còn là ngành nhiều tiềm năng phát triển và cơ hội nghề nghiệp nếu các bạn theo đuổi. Một số hiện tượng tâm lý thú vị dưới đây sẽ tạo thêm đam mê cho bạn khám phá ngành học này. Một ngành có tính chuyên môn cao và tính thú vị cũng rất cao. 

Đầu tiên các bạn hãy thử nhai một viên kẹo su nếu đang trong tình trạng lo lắng trước một công việc nào đó xem. Chắc chắn các bạn sẽ cảm thấy dễ chịu và an toàn hơn. Hãy thử chú ý đến bàn chân của người đang trò chuyện với bạn xem. Nếu người đó quay về phía bạn mà bàn chân lại có xu hướng quay ngược hướng khác thì có thể là họ đang muốn rời đi trong suy nghĩ. 

Con người sẽ có xu hướng nhớ những gì ở đầu hoặc cuối danh sách. Như vậy các bạn có tên trong danh sách ở lớp ở đầu và cuối sẽ dễ nhớ hơn là tên ở giữa. Đương nhiên nếu là học giỏi và cá biệt thì cũng rất dễ nhớ. Trẻ con không thích ăn rau củ quả là một hiện tượng tâm lý bình thường.  Và đừng hỏi chúng là có ăn cà rốt không. Bạn hãy đưa ra cho chúng nhiều sự lựa chọn hơn và chúng sẽ cảm thấy được tôn trọng và ăn ngon hơn. 

Sự đồng cảm cùng với một người khác sẽ giúp họ bình tĩnh hơn. Đừng đưa đến cho họ cảm xúc tiêu cực. Có tâm hồn đồng điệu sẽ rất dễ trò chuyện và giải tỏa được áp lực cho nhau. Nếu hy vọng người khác đồng ý với bạn điều gì thì khi đang nói hãy khẽ gật đầu. Hiện tượng tâm lý này giúp gửi đi tín hiệu cho người đối diện và họ có xu hướng gật đầu với bạn. 

Trên đây là tổng quan thông tin giải thích tâm lý học là gì? Bên cạnh đó là ý nghĩa và vai trò của ngành học này trong thời gian tới. Một ngành học có rất nhiều thú vị và tương lai còn rộng mở phía trước với các bạn. Các bạn hãy chớp thời cơ để thỏa mãn đam mê và có được ngành học, lựa chọn học phù hợp nhất với bản thân. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status