Kỹ sư xây dựng và những điều bạn cần biết 

Rate this post

Kỹ sư xây dựng là một ngành quen thuộc với hầu hết tất cả mọi người. Bởi đây là một ngành lao động phổ thông liên quan đến mọi người. Công việc của một kỹ sư xây dựng có những đặc điểm rất khác biệt và tạo cho ngành này những yếu tố độc nhất. Cùng Duhoconline.net khám phá những thông tin về công việc này ở bài viết dưới đây. 

1. Một kỹ sư xây dựng họ làm công việc gì? 

Kỹ sư xây dựng chúng ta thường định hình là một người tạo nên các công trình qua bản vẽ kỹ thuật. Vai trò là người thực hiện bản vẽ và lên kế hoạch thi công cho công trình. Một kỹ sư cần làm rất nhiều công việc khác nhau của một công trình. Ngoài những việc kể trên còn cần phải đảm bảo thi công, an toàn cho lao động, giám sát vấn đề tiến độ dự án,…

Kỹ sư xây dựng chúng ta thường định hình là một người tạo nên các công trình qua bản vẽ
Kỹ sư xây dựng chúng ta thường định hình là một người tạo nên các công trình qua bản vẽ (ảnh: internet).

Một số nhiệm vụ mà nếu trở thành kỹ sư xây dựng các bạn sẽ phải quan tâm đó là: 

  • Tham gia chỉ đạo và giám sát toàn bộ dự án cho đến khi hoàn thành một cách đảm bảo nhất. 
  • Xem bản vẽ, khảo sát thực trạng hiện trường và triển khai dự án theo bản vẽ. 
  • Nghiên cứu tính khả thi của bản vẽ trong thực tế để cho triển khai thi công. 
  • Đưa ra lời tư vấn hoặc trực tiếp giải quyết các sai sót trong quá trình thi công của công trình. 
  • Thực hiện giám sát và hướng dẫn người trực tiếp thi công công việc. Từ đó giúp công việc diễn ra theo chu trình và theo logic. 
  • Nắm được tiến độ xây dựng, các chi tiết trong công trình tiện cho việc báo cáo lại chủ đầu tư. 
  • Đứng ra quản lý chi tiêu trong việc mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công việc thi công. 
  • Đưa ra những điều chỉnh cần thiết nếu công trình có vấn đề. Nếu quá thẩm quyền cần báo cáo lên cấp trên. 
  • Đưa ra các tính toán thường ngày, khối lượng thi công. 
  • Thực hiện các quy định đúng với ngành, quy trình kỹ thuật bài bản.

2. Kỹ sư xây dựng được phân loại như thế nào?

Nhiều người sẽ chỉ có suy nghĩ trong đầu là kỹ sư xây dựng thi công các công trình nhà cửa. Hoặc những kỹ sư cầu đường thực hiện các công trình cầu đường. Tuy nhiên trong ngành học này lại được chia ra rất nhiều chuyên ngành khác nhau. Trong đó: 

  • Kỹ sư xây dựng chuyên các công trình dân dụng và công nghiệp
  • Kỹ sư cho các công trình quân sự 
  • Kỹ sư cầu đường 
  • Kỹ sư xây dựng các công trình thủy lợi
  • Kỹ sư xây dựng các công trình biển
  • Kỹ sư đô thị 
  • Kỹ sư vật liệu xây dựng
  • Kỹ sư xây dựng sân bay
  • Kỹ sư cơ khí xây dựng
  • Kỹ sư thiết kế xây dựng

3. Muốn thành kỹ sư xây dựng thì học gì? 

Để trở thành một kỹ sư xây dựng các bạn cần phải tốt nghiệp ngành xây dựng của các trường đào tạo. Thời gian học tập của ngành này thường là 4 – 5 năm với bạn ra trường đúng hạn. 

Để trở thành một kỹ sư xây dựng các bạn cần phải tốt nghiệp ngành xây dựng (ảnh: internet).
Để trở thành một kỹ sư xây dựng các bạn cần phải tốt nghiệp ngành xây dựng (ảnh: internet).

Để trở thành một kỹ sư, bằng thôi là chưa đủ, các bạn cần phải có một số chứng chỉ về an toàn lao động, chứng chỉ giám sát,…Ngoài ra các kiến thức các bạn cần có như là: 

  • Biết đọc và bóc tách bản vẽ 
  • Sử dụng được các phần mềm liên quan trực tiếp đến ngành xây dựng và kiến trúc như AutoCAD, Civil 3D,…
  • Học được các kiến thức liên quan đến kỹ năng quản lý và giám sát 
  • Có khả năng giao tiếp tốt và làm việc nhóm hiệu quả 
  • Có khả năng giải quyết được các vấn đề phát sinh và ngay lập tức 
  • Quản lý được thời gian 

4. Kỹ sư xây dựng có mức lương như thế nào? 

Kỹ sư xây dựng có mức lương khởi điểm vào khoảng 6-8 triệu / tháng. Một mức tương đương với các nghề khác sau khi các bạn sinh viên ra trường. Nhưng ngành xây dựng có những đặc thù công việc và tăng lương rất nhanh. Với ngành này, chỉ sau 1-2 năm làm việc nếu làm tốt mức lương sẽ lên từ 9-14 triệu / tháng. Nếu sở hữu 4-5 năm kinh nghiệm lương sẽ vào khoảng 15-30 triệu / tháng. 

Với mỗi công trình khác nhau thì lương của ngành nghề này có thể khác nhau. Vì công trình lớn sẽ yêu cầu kỹ thuật cao hơn so với các công trình nhỏ và dân dụng. 

Nhìn chung, lương cao thấp dù là ngành nghề nào thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Loại hình công ty, công trình, trình độ cá nhân, giao tiếp cá nhân,…Sẽ có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến lương mà các bạn có thể tham khảo. Nhưng có thể đánh giá được rằng, kỹ sư xây dựng là một ngành có mức lương trung bình so với mặt bằng chung của xã hội. 

5. Những khó khăn của kỹ sư xây dựng 

Bên cạnh mức thu nhập được cho là phù hợp và ở mức trung bình, nếu không muốn nói là tốt. Trở thành kỹ sư xây dựng các bạn đều biết rằng sẽ có rất nhiều khó khăn. 

5,1. Thường xuyên xa nhà

Một kỹ sư xây dựng chắc chắn là những người luôn xa nhà. Bởi công việc này phụ thuộc rất lớn vào dự án họ tham gia. Các công trình không phải lúc nào cũng gần nhà mà sẽ thuộc các tỉnh khác trên khắp đất nước, thậm chí là quốc gia khác. Thời gian công tác lại phụ thuộc vào thời gian hoàn thành công trình. Vì thế có thể họ xa nhà vài tháng với các công trình nhỏ, vài năm với các công trình lớn. Đôi khi còn là đẩy nhanh tiến độ ngày lễ tết nên sẽ có ít thời gian bên gia đình. 

5.2. Môi trường làm việc khắc nghiệt 

Môi trường làm việc luôn luôn ở ngoài trời với thời tiết nắng, mưa, rét,…Cộng với đó là khói bụi, tiếng ồn và rất nhiều loại ô nhiễm khác. Điều này chắc chắn ảnh hưởng để sức khỏe của bất kỳ một kỹ sư xây dựng nào. 

Đó là lý do muốn theo nghề này các bạn cần phải chịu được vất vả. Thêm vào đó là phải có một sức khỏe cực tốt mới có thể theo được nghề. Nếu không chắc chắn sẽ không thể vượt qua được các thử thách. 

5.3. Nhiều áp lực công việc 

Với các kỹ sư làm việc tại văn phòng hay kỹ sư xây dựng làm ngoài công trường. Khối lượng các công việc mà họ đảm nhận rất lớn và thường xuyên phải tăng ca để đảm bảo tiến độ. 

Bên cạnh đó, ở vấn đề thứ nhất khi không được gặp gia đình cộng với núi công việc quá lớn. Đôi kỹ con người sẽ gặp phải những vấn đề vô hình khác liên quan đến tình cảm và tinh thần. 

5.4. Tiếp xúc với nhiều vấn đề xã hội 

Làm việc tại công trường các bạn sẽ phải gặp gỡ, giao tiếp với rất nhiều người khác nhau và trong đó có đủ các thể loại của xã hội. Đó là một thử thách đối với những người xa gia đình và còn trẻ. 

Những kỹ sư xây dựng sẽ rất dễ dính phải những vấn đề là mặt trái của xã hội nếu không có bản lĩnh. Bên cạnh đó cần phải điều phối được lợi ích, sự hài hòa giữa các bên trong công việc cũng là vấn đề khó khăn. 

6. Những yếu tố cần thiết đối với một kỹ sư xây dựng 

Để trở thành một kỹ sư xây dựng ngoài các vấn đề bản thân cần phải cố gắng đạt được. Bên cạnh đó các bạn sẽ phải có những yếu tố kể đến sau đây: 

6.1. Kỹ năng nghề nghiệp

Kỹ sư xây dựng là công việc kỹ thuật có tính chuyên môn rất cao. Vì thế để trở thành kỹ sư không phải là quá trình dễ dàng. Các bạn phải được đào tạo ở mức độ và kiến thức chuyên môn cần thiết. 

Kỹ sư xây dựng là công việc kỹ thuật có tính chuyên môn rất cao (ảnh: internet).
Kỹ sư xây dựng là công việc kỹ thuật có tính chuyên môn rất cao (ảnh: internet).

Bên cạnh đó, những kiến thức nâng cao cần được bồi đắp để phù hợp với sự phát triển của xã hội. Việc đọc bản vẽ, bóc tách dự toán là nền tảng,…các bạn cần thêm các kỹ năng liên quan đến tính toán ở thời kỳ xây dựng biến động như ngày nay. Khi đó công việc trong thực tế mới có thể trôi chảy. 

6.2. Kỹ năng mềm

Với các kỹ sư xây dựng khi làm việc các bạn phải gặp gỡ, tiếp xúc, làm việc với rất nhiều người như đã nói ở trên. Vì thế việc tạo lập cho mình thật nhiều kỹ năng mềm hết sức thuận lợi cho các bạn. 

Để tồn tại và phát triển được trong ngành nghề này những kỹ năng như giao tiếp, đàm phán hay làm việc nhóm là điều bắt buộc. Bên cạnh đó còn lại các kỹ năng mềm khác liên quan đến các vấn đề xã hội bên ngoài. Những kiến thức về kỹ năng mềm có thể nói là không được giảng dạy ở bất kỳ đâu. Các bạn chỉ được đào tạo qua trường lớp thực tế để có thể nâng cao các kỹ năng này.  

6.4. Sức khỏe

Như đã nói ở trên, vấn đề sức khỏe là yếu tố cần thiết để bù đắp cho khó khăn của ngành kỹ sư xây dựng. Họ phải theo những công trình và với thời tiết cũng như nhiều yếu tố độc hại khác. 

Quá trình làm việc luôn trong môi trường không tốt cho sức khỏe. Vì thế nếu là người không có sức khỏe rất khó để có thể theo được ngành này. Không chỉ có thế, là người có sức khỏe nhưng các bạn phải tự biết chăm sóc bản thân và rèn luyện. Khi đó mới có thể đương đầu với những thách thức trong công việc. 

6.5. Ngoại ngữ

Với các doanh nghiệp nước ngoài ngày càng nhiều ở Việt Nam, họ đang tham gia sâu hơn vào nền kinh tế nước ta. Các dự án xây dựng liên doanh, liên kết với nước ngoài là điều chắc chắn. Nếu có ngoại ngữ các bạn sẽ thuận lợi hơn nhiều trong công việc. 

Không những thế, ngoại ngữ còn giúp các kỹ sư xây dựng tiếp cận được thông tin, tài liệu để làm việc. Bên cạnh đó là quá trình giao tiếp, trao đổi với đối tác dễ dàng hơn, công việc sẽ suôn sẻ hơn.

6.6. Công nghệ

Xã hội phát triển, con người phát triển và công nghệ phát triển mạnh như hiện nay. Việc ứng dụng các giải pháp công nghệ trong công việc là điều hiển nhiên. Không riêng gì với các kỹ sư xây dựng mà với bất kỳ lĩnh vực nào cũng vậy. 

Vì thế để giảm sức lực, tiết kiệm thời gian gì việc nâng cao áp dụng các giải pháp công nghệ vào thi công là điều cần thiết. Vì thế ngoài tin học văn phòng thì các kỹ sư xây dựng sẽ phải thành tạo thêm các phần mềm, công cụ hiện đại khác liên quan đến ngành của mình. 

Bài viết giới thiệu về ngành kỹ sư xây dựng trên đây đã cung cấp được rất nhiều thông tin hay cho các ban. Chúng tôi tin rằng, với các thông tin này các bạn đã có cái nhìn về ngành học xây dựng cực khó khăn, vất vả. 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

DMCA.com Protection Status